Những công đoạn chính để sản xuất sàn gỗ tự nhiên được giới thiệu trong bài viết sau sẽ giúp bạn thấy yên tâm hơn khi chọn sản phẩm này để lát sàn cho không gian nhà mình.
Những công đoạn chính để sản xuất sàn gỗ tự nhiên chất lượng cao
Không gian ngôi nhà bạn có vật liệu lát nền là sàn gỗ tự nhiên, sản phẩm này không chỉ tạo được mỹ quan cao mà độ tiện dụng cũng như độ bền đều rất hoàn hảo. Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc về những công đoạn chính để tạo nên một tấm ván sàn tự nhiên chưa? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho bạn
Công đoạn 1: Có thể xem là giai đoạn cần thiết cho bước đầu tiên đó là tuyển chọn những loại gỗ tốt nhất, không bị nứt cong hay những lỗi khác để đảm bảo khi chế biến sẽ dược những miếng gỗ vuông vức, bền và đẹp.
Những tấm gỗ vuông vức, màu sắc đẹp sẽ được lựa chọn
Công đoạn 2: Sau khi được sơ chế, cắt gọn thành khối chuyển vào nhà máy, các khối gỗ này sẽ được cắt bằng máy theo kích thước như trong thiết kế để dảm bảo sự đồng bổ về kiểu dáng và khớp nối giữa chúng là yếu tố quan trọng để khi đưa vào máy chế biến sẽ không bị lỗi.
Công đoạn 3: Sau khi cắt thành từng miếng có độ rộng đúng quy cách thì những tấm gỗ này sẽ được phơi và xếp theo từng nguyên liệu riêng biệt, công nhân sẽ tiến hành cho gỗ vào máy ép để tạo thành độ dầy đạt tiêu chuẩn.
Gỗ được đưa vào máy ép để tạo độ dày tiêu chuẩn
Công đoạn 4: Cắt những tấm gỗ dài thành những miếng gỗ có chiều dài phù hợp như thiết kế và ép các sản phẩm này thêm một lần nữa cho bề mặt được lán mịn và tạo nên những miếng gỗ đồng đều về mặt kích thước.
Công đoạn 5: Để tạo các rãnh khóa có độ liên kết cao thì phải nhờ đến sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại đảm bảo cho các khuôn gỗ có các rãnh khóa dều nhau và không bị lỗi, giảm thiểu độ cong vên cho sản phẩm và hạn chế các khe nứt khi lắp đặt.
Công đoạn 6: Ép chặt các khối vật chất trong gỗ để tạo cho gỗ có được độ bền chặt, chống chịu lực và các tác động bên ngoài.
Công đoạn 6: Tạo độ láng mịn cho bề mặt sàn gỗ nhờ máy ép công nghệ cao kết hợp với việc tạo các kiểu đường vân và màu sắc trên bề mặt theo thớ gỗ. Lau chùi và bảo quản sản phẩm.
Một trong những khâu nhằm bảo vệ bề mặt của sàn gỗ, chống trầy xước
Công đoạn 7: Đây là một trong những công đoạn then chốt để tạo cho sàn gỗ có khả năng chống chịu nước, chống mối mọt và khó trầy xước là nhờ công đoạn phết một lớp dầu chất lượng cao theo công nghệ Châu Âu làm nổi màu sắc và đường vân đẹp cho sản phẩm.
Công đoạn 8: Sau khi có được sản phẩm, thì khâu kiểm tra cuối cùng sẽ chọn những sản phẩm đáp ứng đủ yêu cầu về màu sắc, kích thước, chất lượng. Các sản phẩm được chọn lựa sẽ được bảo quản, đóng gói cẩn thận bằng các lớp xốp mịn và chuyển đi đến các showroom, cửa hàng trên toàn quốc.
Như vậy để cho ra đời những sản phẩm lát sàn chất lượng đảm bảo, độ bền cao thì phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến và sự kiểm định khắt khe trước khi chúng ra thị trường tiêu thụ. Nếu bạn còn phân vân về việc nên chọn vật liệu gì để lát sàn thì tin chắc sau khi tham khảo bài viết này bạn sẽ có được quyết định đúng đắn để làm đẹp cho không gian gia đình mình.